Giới thiệu về Chùa Bái Đính Ninh Bình
Chùa Bái Đính ở đâu? Khu du lịch văn hóa tâm linh Chùa Bái Đính nằm trong vùng đệm Quần thể danh thắng Tràng An, cách thành phố Ninh Bình khoảng 20km về phía Tây Bắc tọa ngự tại núi Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, được biết đến với nhiều kỉ lục như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang có nhiều tượng La Hán nhất,... Nơi đây là sự tiếp nối tâm linh từ ngàn năm trước chuyển tiếp đến ngàn năm sau.
Hơn 1000 năm trước, Chùa Bái Đính Ninh Bình là nơi đống đô tạm thời của nhà Đinh tại Hoa Lư. Chuyển giao đến thời nhà Lý, năm 1136 Quốc sư Nguyễn Minh Không đã cải biến nơi này thành chùa tu hành, sản xuất thuốc chữa bệnh giúp người, kể cả bệnh hóa hổ của vua Lý Thần Tông.
Gọi nơi đây là khu du lịch văn hóa tâm linh vì chùa không chỉ thờ Phật giáo, mà còn cả Đạo giáo và cả Mẫu giáo. Nhưng Phật giáo tại Chùa Bái Đính Ninh Bình có phần thịnh hơn, vì ba nhà Đinh, Lê và Lý đều rất xem trọng và công nhận Phật giáo là quốc giáo trong suốt năm nắm quyền của mình.
Giá mỗi loại vé tham quan Chùa Bái Đính
Để có thể ngắm nhìn toàn cảnh Chùa Bái Đính, du khách cần mua vé tham quan. Tùy vào hình thức tham quan mà giá vé lại khu du lịch Chùa Bái Đính Ninh Bình sẽ khác nhau. Dưới đây là giá vé các loại tại chùa:
- Vé 60.000VNĐ/người: Thuê xe điện đi tới cổng chùa.
- Vé 50.000VNĐ/người: Tham quan bảo tháp Chùa Bái Đính
- Vé 200.000VNĐ/tour: Với loại vé này, du khách cùng những hành khách khác sẽ được xe điện đưa tới từng điểm tham quan, kể cả bảo tháp.
Ngoài những loại vé trên, nếu du khách có nhu cầu bao trọn xe, thuê hướng dẫn viên riêng cùng tham quan chùa, khu du lịch cũng có thể đáp ứng.
Các tượng Phật Chùa Bái Đính thờ phụng
Tượng Phật Chùa Bái Đính thờ phụng nhiều vô số kể, trong đó có: Phật Thích Ca, Quan Thế Âm Bồ Tát, Phật Di Lặc… Gần như các vị thành Phật trong Phật giáo đều có tượng tại Chùa.
Ngoài các tượng Phật, Chùa Bái Đính Ninh Bình còn có Hành Lang La Hán. Dọc hai bên hành lang đều là các vị A La Hán, họ là đệ tử của các vị Phật, do chưa đắc đạo nên được gọi là A La Hán. Theo thống kê ở hành lang này có khoảng 500 tượng A La Hán.
Những điểm tham quan du lịch Chùa Bái Đính nổi bật
Chùa Bái Đính Ninh Bình là một công trình vô cùng đồ sộ và rộng lớn. Chùa có rất nhiều đền đài, điện thờ và hang động dành cho các vị Tiên Phật. Vì vậy không ít du khách thường phân vân không biết tham quan khu vực nào trước khi lần đầu tới chùa. Dưới đây là một vài khu vực nổi bật gợi ý cho du khách:
Điện Pháp Chủ Chùa Bái Đính
Trước điện Pháp Chủ có hồ phóng sinh với diện tích khoảng 5000m2. Dọc hai bên hồ có rất nhiều cây bồ đề, phần lớn trong số đó đều được người từ cơ quan nhà nước, lãnh đạo nguyên thủ quốc gia trồng mỗi khi có dịp đến thăm Chùa Bái Đính Ninh Bình.
Trong điện Pháp Chủ có tượng Pháp Chủ cao 10m, nặng 100 tấn được làm từ đồng 100%. Tượng được đúc từ làng nghề Y Yến lừng danh.
Bên phải điện có tượng ngài A-nam, tượng cao 7,2m và nặng 30 tấn. Ngài A-nam là một trong những đệ tử của Phật Tổ, sở hữu tư chất thông minh bẩm sinh và được nghe trực tiếp nhiều bài giảng của Phật lúc còn tại thế.
Bên trái điện là tượng ngài Ca-diếp có chiều cao khoảng 7,2m và nặng 30 tấn. Ngài Ca - diếp là tu sĩ tu theo lối hạnh đầu đà đi khuất thuật tìm kiếm sự giải thoát. Ngài còn được biết đến với biệt danh ‘Đệ Nhất Đầu Đà” trong Phật giáo. Ngoài ra hai bên điện còn có tượng Bát bộ Kim Cương. Các ngài có nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài của Điện Pháp Chủ.
Tượng Phật Di Lặc Chùa Bái Đính
Tại Chùa Bái Đính có tượng Phật Di Lặc cao 10m, nặng 80 tấn được xây ngoài trời. Trong Phật giáo, Phật Di Lặc là Phật của tương lai, ngài tượng trưng cho sự hạnh phúc, hòa nhã và vui vẻ trong phong thủy. Người đời tin rằng nơi nào có tượng hoặc tranh ảnh của Phật Di Lặc, nơi đó không có muộn phiền, giận dữ và những cảm xúc tiêu cực.
Phật Di Lặc đi tới đâu, hạnh phúc và ấm no tới đó. Đôi khi ngài còn mang theo quả hồ lô. Đây được xem như một biểu tượng cho sự khỏe mạnh, trường thọ và vạn phúc với con người. Vì vậy du khách đến chùa nên tới lễ bái tượng Phật Di Lặc Chùa Bái Đính một lần để may mắn tới với mình.
Tháp Chuông Chùa Bái Đính
Tháp Chuông tại Chùa Bái Đính Ninh Bình cũng rất đáng để du khách tham quan một lần. Tháp Chuông Chùa Bái Đính có thiết kế khá giống một bông sen úp ngược với 3 tầng nhỏ dần khi lên cao. Tổng chiều cao tháp khoảng 18,25m, đường kính 17m.
Như tên của tháp, nơi đây có một cái chuông khổng lồ nặng 36 tấn, được chính tay các nghệ nhân người Huế chế tác. Quả chuông siêu to này đã được nhà nước công nhận là chuông lớn nhất tại Việt Nam. Du khách hãy thử đi xem chương lớn nhất nước mình có gì thú vị nhé.
Bảo tháp Chùa Bái Đính
Dù nằm giữa những công trình đồ sộ và tráng lệ, nhưng bảo tháp Chùa Bái Đính chưa bao giờ mờ nhạt trong mắt khách du lịch. Ngược lại, đây còn điểm đến mà mọi du khách không muốn bỏ qua. Bảo tháp cao 99m có 13 tầng với hình lục giác.
Gạch bên ngoài tháp là gạch nung Bát Tràng với hoa văn điêu khắc mang đậm phong cách thời Lý, nhẹ nhàng như cành sen, sóng nước và mây bay. Tất những thứ trên hòa lại mang đến một nét cổ điển, xa xưa và đậm chất kiến trúc xây dựng cổ của Việt Nam.
Ngay giữa tòa bảo tháp Chùa Bái Đính là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dát vàng sáng rực, đặt bên trên bệ đá xanh được điêu khắc tỉ mỉ và tinh xảo. Xung quanh sáu mặt tường là các bức tranh, ảnh điêu khắc lại cuộc sống của Phật Thích Ca khi ngài còn tại thế và theo đuổi con đường giải thoát.
Những kỷ lục của Chùa Bái Đính Ninh Bình
Năm 2003, Chùa Bái Đính Ninh Bình được xây dựng lại với rất nhiều hạng mục, giúp ngôi chùa đạt được nhiều kỷ lục. Năm 2014, Chùa Bái Đính được UNESCO công nhận là di sản thế giới kép giữa văn hóa và thiên khi nằm trong quần thể Tràng An. Cùng khám phá xem chùa còn có những kỷ lục thú vị nào nhé:
- Tượng Phật Di Lặc Chùa Bái Đính lớn nhất Việt Nam với chiều cao 10m, nặng 80 tấn.
- Chùa Bái Đính Ninh Bình có tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao lớn nhất Việt Nam với chiều cao 10m và nặng 100 tấn.
- Chùa Bái Đính Ninh Bình có Giếng Nước to nhất Việt Nam.
- Chùa có tượng Phật Bà Quan Thế Âm bằng đồng lớn nhất Việt Nam với chiều cao 5,4m và nặng 80 tấn.
- Hành Lang A La Hán có 500 tượng A La Hán nhiều nhất Việt Nam.
- Chùa có tháp cao nhất cao nhất khu vực Châu Á với chiều cao 99m và 13 tầng.
Ngoài những kỷ lục trên, Chúa Bài Đính còn được xem là chùa lớn nhất Đông Nam Á và thuộc những ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam.
Nên đi Chùa Bái Đính Ninh Bình vào khoảng thời gian nào?
Thời gian tốt nhất để đến chùa từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, khi này khí trời mùa xuân khá mát mẻ, thích hợp cho việc du lịch lễ bái chùa hương. Ngoài ra, Việt Nam còn là quốc gia có truyền thống đi chùa cầu an mỗi khi năm mới tới. Du khách có thể kết hợp việc du lịch cùng thắp hương chùa làm một cho thuận tiện.
Nếu du khách không thích bầu không khí đông người, có thể chọn đi Chùa Bái Đính Ninh Bình vào những ngày thường, nên tránh các ngày lễ có phần tâm linh như tháng 7 âm lịch, lễ Vu Lan báo hiếu.
Tham quan Chùa Bái Đính Ninh Bình cần chuẩn bị những gì?
Nếu du khách lần đầu du lịch Ninh Bình đặc biệt là đến Chùa Bái Đính, chưa biết chuẩn bị gì cho chuyến đi được thuận lợi và vui vẻ thì có thể xem qua vài gợi ý sau:
- Giày thể thao leo núi: Chùa Bái Đính Ninh Bình nằm trên núi Bái Đính, vì vậy việc du khách cần leo núi là điều không thể tránh khỏi. Du khách nên chuẩn bị giày thể thao để quá trình di chuyển được thoải mái và dễ dàng hơn.
- Trang phục kín đáo, phù hợp: Chùa Bái Đính là nơi mang nặng yếu tố tâm linh khi thờ phụng các chư Phật, chư Thánh và chư Tiên. Vì vậy du khách cần chuẩn bị trang phục kín đáo phù hợp với không khí trang nghiêm của chùa. Ngoài ra gió ở núi Bái Đính lớn hơn gió vùng đồng bằng, du khách nên mang áo khoác ngoài.
- Tiền lẻ quyên góp cầu lộc: Trước lúc đi chùa, du khách nên chuẩn bị một ít tiền lẻ để phát tâm ủng hộ và quyên góp chùa cầu may mắn.
- Chuẩn bị ít đồ cần thiết khác: Trong quá trình dạo quanh chùa, du khách nên chuẩn bị thức ăn nhẹ, nước uống tránh việc di chuyển qua lại nhiều đói bụng. Ngoài ra du khách cũng đừng quên pin dự phòng và đăng ký 4g để sử dụng khi cần.
Kinh nghiệm khi tham gia lễ viếng tại Chùa Bái Đính
Nếu du khách muốn tham gia lễ viếng và dâng hương lên chư Phật, chư Thánh và Tiên hiền trong chùa, đồ lễ nên chuẩn bị từ ngoài trước, tránh việc chủ quan khu du lịch có cung cấp nhưng lại không. Đồ lễ nên gọn gàng, tinh tế và đúng với quy định của chùa như: Đồ chay, hoa quả, nước, nhang đèn… Trong quá trình dâng lễ nên xếp hàng ngay ngắn, tránh việc xô đẩy chen lấn.
Các địa điểm du lịch gần Chùa Bái Đính Ninh Bình
Động Thiên Hà - Vẻ đẹp tựa dải ngân hà trong núi tại Ninh Bình
Kinh nghiệm đi suối nước nóng Kênh Gà Ninh Bình chi tiết nhất
Khám phá vẻ đẹp Phố cổ Hoa Lư Ninh Bình lung linh về đêm
Đan viện Châu Sơn - Vẻ đẹp cổ kính của Tiểu châu âu tại Việt Nam
Rừng Cúc Phương - Kỳ quan vàng giữa lòng đất Việt
Tổng kết
Chùa Bái Đính Ninh Bình là một địa điểm du lịch văn hóa, lịch sử và tâm linh chính thống mà khách du lịch nên tới. Khi tới tham quan chùa, khách du lịch vừa có được những trải nghiệm mới lạ trong cuộc sống, vừa được cầu cho gia đạo bình an, gia đình khỏe mạnh. Ngoài ra, vì đây là chùa nên du khách cần lưu ý các vấn đề ăn mặc, lời nói và cử chỉ khi tham quan.
Nguồn: Phố Cổ Hoa Lư