Cố Đô Hoa Lư - Minh Chứng Sự Lớn Mạnh Của Dân Tộc

Cố Đô Hoa Lư di sản văn hóa minh chứng cho sự oai hùng của dân tộc. Đây là nơi mà vua Đinh Tiên Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên đã chọn làm kinh đô khi lên ngôi. Đến nay, Cố Đô Hoa Lư vẫn lưu lại những nét văn hóa kiến trúc xưa cũ, gợi nhớ về một Đại Cồ Việt hưng thịnh và những vị vua đại tài của Việt Nam.

Giới thiệu về Cố Đô Hoa Lư 

Kinh đô Hoa Lư xưa tọa ngự tại địa phận giáp ranh của hai huyện Hoa Lư, Gia Viễn và thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình. Nơi đây còn được biết đến với cái tên kinh thành đá, bởi toàn cảnh Cố Đô Hoa Lư Ninh Bình trùng trùng điệp diệp xung quanh được bao vây bởi núi, phía trước lại là sông hồ.

Cố Đô Hoa Lư nằm trong giai đoạn từ năm 968 - 1010, gắn liền với ba triều đại gồm: Nhà Đinh, nhà Lê và nhà Lý. Khu di tích Cố Đô Hoa Lư được xây dựng vào bối cảnh hoàng đế Đinh Tiên Hoàng vừa đánh dẹp loạn 12 sứ quân, chấm dứt nội chiến kéo dài suốt nhiều năm liền và 1000 năm đô hộ từ phương Bắc.

Nếu muốn đến tham quan di tích Cố Đô Hoa Lư, bạn có thể đến trong khoảng thời gian từ 7h00 - 17h00. Giá vé Cố Đô Hoa Lư của mỗi người sẽ khoảng 20.000 VNĐ/người.

Đôi nét về Cố Đô Hoa Lư - Ảnh: Internet
Đôi nét về Cố Đô Hoa Lư - Ảnh: Internet

Cố Đô Hoa Lư thờ ai

Tại Cố Đô Hoa Lư có 2 điện thờ chính bao gồm: Vua Đinh và vua Lê. Với công trạng và những chiến công hiển hách đã đóng góp cho dân tộc, người sau đã dùng chính cố đô ngày xưa để thờ các ngài. Ngoài ra, những công thần lập quốc, người đi theo hai vị vua Đinh và vua Lê cũng đang được thờ phụng tại nơi này.

Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành - Ảnh: Internet
Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành - Ảnh: Internet

Kiến trúc Cố Đô Hoa Lư

Cố Đô Hoa Lư không chỉ mang trong mình giá trị lịch sử, mà còn sở hữu một cảnh quan non sông nước biếc, phong cảnh hữu tình. Năm 2014, Cố Đô Hoa Lư được UNESCO công nhận là di sản văn hóa kép, đây cũng là địa điểm duy nhất tại khu vực Đông Nam Á được công nhận. Hãy cùng xem qua kiến trúc Cố Đô Hoa Lư trong phần nội dung dưới đây.

Đền vua Đinh Tiên Hoàng 

Khi đến với đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng tại cố đô qua Ngọ Môn Quan, trên cửa có 4 chữ “Bắc môn tọa Thượng.” Ý nghĩa của 4 chữ này là chính thức khép lại 1000 năm đô hộ từ phương Bắc, đất nước hoàn toàn thống nhất.

Để bước vào đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, du khách cần đi qua “Nghi Môn” ngoại và nội. Bậc của Nghi Môn được thiết kế khá cao so với nền đất, vòm cửa lại rất thấp. Điều này nhắc nhở người tới phải ăn mặc chỉnh tề nghiêm túc, khi bước qua Nghi Môn quan gối phải co, người nên khom thể hiện sự tôn kính trước khi diện kiến vua.

Ở tòa bái lễ có 3 chữ Hán VIệt “Chính Thống Thủy”. Chữ “Thủy” trong câu có nghĩa là khởi, ca ngợi công lao của vua Đinh Tiên Hoàng, ăn mừng sự ra đời triều đại đầu tiên của Việt Nam xưa. Tòa thứ hai trong đền thờ Đinh Tiên Hoàng dành cho các vị thiên vương, công thần khai quốc. Tòa thứ ba trong cùng mới chính là nơi thờ vua Đinh Tiên Hoàng.

Hình ảnh Cố đô Hoa Lư - Ảnh: Internet
Hình ảnh Cố đô Hoa Lư - Ảnh: Internet

Đền vua Lê Đại Hành

Đền vua Lê Đại Hành có thiết kế kiến trúc tương tự vua Đinh Tiên Hoàng, để vào được gian chính phòng thờ, người tham quan phải trải qua Nghi Môn ngoại và nội. Đền vua Lê có nền thấp hơn vua Đinh.

Bên trên tòa bái lễ có 2 cột trắng như ngà voi. Chi tiết được thiết kế để nhắc về công trạng đánh Tống Chiêm Bình của vua Lê Đại Hành, năm đó ông dùng voi chiến. Ngoài ra cặp cột này còn được thiết kế xuyên qua cột chính, kết nối với bộ khung của ngôi đền và chịu lực cho tòa nhà.

Sau tòa bái lễ là đền thờ chính của các vua Lê và hoàng hậu Dương Văn Nga. Dương Văn Nga là hoàng hậu trước của vua Đinh Tiên Hoàng, sau tái hôn với vua Lê Hoàn. Vì vậy bà được đặt tượng và thờ phụng cùng với vua Lê theo quan niệm lấy chồng theo chồng của người xưa.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Chùa Nhất Trụ

Chùa Nhất Trụ là một trong những ngôi chùa cổ trong Cố Đô Hoa Lư từ thời Đinh và Lê. Theo dòng lịch sử, cả hai triều đại đều rất tin vào nhà Phật. Năm 973, Nam Vương Việt Đinh Liễn đã cho dựng 100 cột đá được khắc kinh Phật Đà la ni ở kinh đô. Từ đó Việt Nam mới hình thành văn hóa kinh thạch.

Vua Lê Long Đĩnh cũng là một vị vua rất quan tâm tới Phật giáo. Ông đã cho các nhà sư, tăng ni và đạo sĩ đi học pháp, lấy Cửu Kinh, bộ lớn nhất về cho người Việt. Kinh tràng Hoa Lư là biểu tượng của Pháp Tam Bảo trong nhà Phật, giúp Phật giáo phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững tại Việt Nam sau này.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Khám phá "Cổng Đông" 

Cổng Đông là một trong những thiết kế kiến trúc cổ xưa nhất của khu di tích Cố Đô Hoa Lư từ thời nhà Đinh và Lê. Cổng Đông Cố Đô Hoa Lư vẫn giữ được sự uy nghiêm, nguyên vẹn của các chi tiết độc đáo được thiết kế và xây dựng theo phong cách xưa.

Ngoài lưu giữ các giá trị lịch sử, kiến trúc và văn hóa, Cổng Đông còn là nơi mà người dân Hoa Lư tổ chức các lễ hội truyền thống, đón tiếp các du khách gần xa đến tham quan. Vì lẽ ấy, cánh cổng này như sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Nơi ghi nhận công lao của các nhà vua và địa điểm tìm hiểu lịch sử của người đến sau.

Cổng Đông Cố đô Hoa Lư - Ảnh: Internet
Cổng Đông Cố đô Hoa Lư - Ảnh: Internet

Các lễ hội Cố Đô Hoa Lư 

Tại khu du lịch Cố Đô Hoa Lư có lễ hội truyền thống kéo dài từ 8/3 (ngày dỗ của vua Lê Hoàn) đến 10/3 (ngày vua Đinh Tiên Hoàng lên ngôi). Trong lễ hội truyền thống của cố đô sẽ có hai phần chính gồm lễ và hội.

Phần lễ sẽ có lễ Rước Nước, đây là nghi thức cầu quốc thái dân an, cầu mùa màng bội thu theo truyền thống. Còn phần hội sẽ bao gồm các trò chơi như: hát chèo, đua thuyền, đấu vật, kéo co…

Lễ hôi Cố Đô Hoa Lư - Ảnh: Internet
Lễ hội Cố Đô Hoa Lư - Ảnh: Internet

Trải nghiệm Cố Đô Hoa Lư về đêm

Về đêm, du khách tham quan Cố Đô Hoa Lư sẽ ít dần, không gian xung quanh mang một vẻ im lặng, bình yên và tĩnh mịch. Sự cổ kính và nghiêm nghị của cố đô được tăng thêm bội phần khi sắc trời chuyển về đêm. Không gian xung quanh khu di tích vẫn được thắp đèn và cung cấp đủ ánh sáng.

Vào những thời điểm sương mù xuất hiện làm cho di tích Cố Đô Hoa Lư có phần huyền ảo. Điều này mang tới du khách cảm giác như bản thân đang bước vào một thế giới khác hoàn toàn nơi mình đang sinh sống.

Cố đô Hoa Lư về đêm - Ảnh: Tuấn Anhi
Cố đô Hoa Lư về đêm - Ảnh: Tuấn Anhi

Khách du lịch sẽ khám phá gì khi đến Cố Đô Hoa Lư lần hai?

Khi đến với Cố Đô Hoa Lư ở Ninh Bình, có rất nhiều thứ không thể khám phá trong lần đầu tiên. Nổi bật nhất trong số đó là khía cạnh ẩm thực. Cố đô có rất nhiều đặc sản để bạn tha hồ thưởng thức như: Ốc núi, cơm cháy, thịt dê núi, rượu Kim Sơn, nem Yên Mạc… Ẩm thực ở Hoa Lư rất đa dạng, phong phú và không kém phần ngon miệng. Nhiều người tới Hoa Lư chỉ để lần nữa thưởng thức các món ngon.

Các điểm du lịch gần Cố Đô Hoa Lư 

Khi đến thăm Cố Đô Hoa Lư, du khách không chỉ có thể thăm thú kinh thành xưa của Đại Cồ Việt mà còn có thể lựa chọn các điểm du lịch hấp dẫn như sau:

  • Tràng An
  • Hang Múa
  • Tam Cốc Bích Động
  • Cố Đô Hoa Lư
  • Rừng Cúc Phương
Tam Cốc Bích Động - Địa điểm du lịch gần Cố đô Hoa Lư
Tam Cốc Bích Động - Địa điểm du lịch gần Cố đô Hoa Lư

Tổng kết

Đến với Cố Đô Hoa Lư, thứ bạn có được không chỉ là những quan cảnh đẹp mắt, trải nghiệm ẩm thực phong phú mà còn được biết thêm những kiến thức lịch sử của nước nhà. Từ đó hiểu rõ được sự đắt giá của tự do, hòa bình và sống hạnh phúc hơn mỗi ngày.

Hợp tác truyền thông, quảng cáo (0965.23.2222)